Để đạt được thành công trong hoạt động xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn cần đề ra một số mục tiêu cụ thể. Việc thiết lập mục tiêu cá nhân hiệu quả sẽ giúp bạn thực hiện một cách dễ dàng hơn! Cùng Vũ Diệu Thúy tìm hiểu những thông tin liên quan tại bài viết này.
Thiết lập mục tiêu cá nhân quan trọng thế nào?
Có thể nói, thiết lập mục tiêu cá nhân là quá trình giúp bạn xác định điểm đến mà bạn muốn trong tương lai. Nó đòi hỏi bạn phải chuẩn bị một tinh thần mạnh mẽ và một kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu của mình.
Mỗi người chúng ta đều mong muốn đạt được thành tựu khác nhau trong lĩnh vực của mình. Ví dụ thiết lập mục tiêu cá nhân trong hoạt động xây dựng thương hiệu cá nhân, để tạo dựng được hình ảnh riêng mình và mong muốn được cộng đồng biết đến, thì cần tạo dựng kế hoạch một cách chi tiết.
Quá trình này giúp bạn loại bỏ được những yếu tố phiền nhiều xung quanh và chỉ cần tập trung vào những gì đã được vạch sẵn. Do đó, nó giúp giảm bớt sự ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài.
>> Xem thêm: 3 cách rèn luyện kỹ năng xây dựng mục tiêu cá nhân trong tiếp thị thương hiệu
5 bước thiết lập mục tiêu cá nhân theo mô hình SMART
Không chỉ riêng hoạt động xây dựng thương hiệu cá nhân, mà bất kỳ một nhiệm vụ nào, bạn cũng có thể thiết lập mục tiêu theo mô hình S.M.A.R.T. Đây là phương pháp hướng bạn đến quá trình chuẩn bị đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu.
S – Specific (Cụ thể): Mục tiêu đặt ra cần rõ ràng và cụ thể
M – Measurable (Khả năng đo lường): Xác định khả năng đo lường cho mục tiêu cụ thể
A – Achievable (Tính thực tế): Mục tiêu cần đảm bảo có thể thực hiện trong điều kiện và khả năng cho phép
R – Relevant (Tính liên quan): Mục tiêu đề ra cần có sự liên quan mật thiết đến thời gian hoàn thành và cách thực hiện
T – Time-bound (Kỳ hạn): Đề ra thời hạn cụ thể cho các mục tiêu nhỏ để đạt được mục tiêu sau cùng
Dưới đây là 5 bước giúp bạn thiết lập mục tiêu cá nhân theo mô hình SMART một cách hiệu quả.
Bước 1: Xác định ngắn gọn mục tiêu
Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng kế hoạch, bạn cần tóm tắt cụ thể mục tiêu của mình là gì? Đó là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn? Khi đưa ra mục tiêu càng rõ ràng, càng chính xác thì bạn càng có nhiều động lực để thực hiện hơn.
Có rất nhiều người khi thiết lập kế hoạch đã phạm phải sai lầm này. Do đó, khi bước tới các giai đoạn tiếp theo thì không thể thực hiện hoặc không có động lực để tiến hành mục tiêu của mình.
>> Xem thêm: Cách đặt mục tiêu cho bản thân trong kế hoạch tiếp thị thương hiệu
Bước 2: Xác định tầm quan trọng
Để xác định tầm quan trọng của mục tiêu, bạn cần đặt ra một số câu hỏi cho mình. Ví dụ như:
- Mục tiêu này quan trọng như thế nào đối với mình?
- Quá trình hoàn thành mục tiêu này ảnh hưởng như thế nào đến công việc hiện tại? Hoặc nó nhằm mục đích gì cho tương lai?
- Một số lợi ích khi hoàn thành kế hoạch này?
Khi đã nắm được sự quan trọng của mục tiêu lần này thì bạn đã có được cơ sở để xây dựng động lực cho mình. Dựa vào những lợi ích này để gạt bỏ sự phiền nhiễu xung quanh.
Bước 3: Chia nhỏ mục tiêu theo mô hình SMART
>> Xem thêm: Khám phá mục tiêu xây dựng thương hiệu cá nhân
Phương pháp SMART là một cách tốt để bạn có thể thiết lập mục tiêu cho mình. Việc chia nhỏ theo từng chữ cái S, M, A, R, T sẽ giúp bạn chia nhỏ mục tiêu của mình. Từ đó, dễ dàng đạt được mục đích lớn hơn.
- S (Specific): Mục tiêu của bạn đã thực sự cụ thể chưa? Bạn có cần sự hỗ trợ từ ai đó khác hay không?
- M (Measurable): Bạn sẽ đo lường mục tiêu của mình bằng đơn vị nào? Các phương thức nào sẽ giúp bạn đảm bảo kết quả đã đặt ra?
- A (Achievable): Bạn đã chuẩn bị đủ những tài liệu cần thiết để thực hiện chưa? Các công cụ cần có giúp bạn đạt được mục tiêu đề ra là gì?
- R (Relevant): Mục tiêu đề ra đã thống nhất với mục đích hoạt động và thời gian thực hiện hay chưa?
- T (Time-bound): Thời gian đề ra có khả thi với mục tiêu hoàn thành kế hoạch hay không?
Bước 4: Dự đoán trước rủi ro
Dự đoán trước rủi ro là bước đi không thể thiếu trong bất kỳ quá trình lên kế hoạch nào. Bởi lẽ, khi nhận biết trước các rủi ro thì bạn có thể chuẩn bị trước cho mình kế hoạch dự phòng để khắc phục nó.
Nếu như không chuẩn bị cho mình phương án dự phòng, bạn sẽ khó tránh được những trường hợp khẩn cấp xảy ra trong kế hoạch của mình. Do đó, hãy luôn suy nghĩ đến một vài sự cố có thể xảy ra trong tương lai.
Bước 5: Hành động vì mục tiêu
Chúng ta đều biết rằng, mục tiêu sẽ không bao giờ thành công nếu không hành động. Do đó, kế hoạch và mục tiêu luôn song hành với nhau. Hãy bắt tay ngay vào hành động nếu bạn đã chuẩn bị cho mình đầy đủ hành trang cùng một mục tiêu cụ thể và rõ ràng.
Kết luận
Thiết lập mục tiêu cá nhân giúp bạn dễ dàng theo đuổi được các kế hoạch lơn hơn trong tương lai. Nếu bạn đang có rất nhiều kế hoạch chưa được thực hiện thì việc xây dựng từng bước để hoàn thành mục tiêu lớn là điều vô cùng cần thiết.
Trong hoạt động xây dựng thương hiệu cá nhân, nếu gặp khó khăn trong quá trình thiết lập mục tiêu thì việc tham gia các khóa học xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Trên thị trường có rất nhiều các khóa học khác nhau, trong số đó thì khóa học của Vũ Diệu Thúy đang dành được sự quan tâm của rất nhiều học viên. Sở hữu giáo án bài bản, nội dung và chất lượng lớp học được đầu tư , do đó, đây chắc chắn là khóa học bạn sẽ không thể bỏ qua nếu đang muốn thành công trong tạo dựng hình ảnh cá nhân mình!