Vu Dieu Thuy

SWOT là một công cụ phân tích định tính giúp chúng ta thấu hiểu chính bản thân mình, thông qua việc chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bản thân. Vậy, cụ thể phân tích SWOT bản thân là gì và những lợi ích mà mô hình này đem lại cho chúng ta là gì? Hãy cùng Vũ Diệu Thúy tìm hiểu cặn kẽ về ma trận SWOT qua bài viết sau đây!

Phân tích SWOT bản thân là gì?

phan-tich-ban-than-theo-mo-hinh-swot
Phương pháp phân tích ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực

Trước khi nắm được giá trị và lợi ích mà mô hình SWOT đem lại, bạn cần nắm được khái niệm về SWOT. SWOT là từ viết ghép của 4 yếu tố: Strength, Weakness, Opportunity và Threat. Đây là phương pháp phân tích do một nhóm nghiên cứu gồm nhiều nhà kinh tế học phát triển ra vào những năm 60 tại Mỹ.

Mục đích ban đầu của SWOT là giúp cho các doanh nghiệp lên kế hoạch vận hành hữu hiệu và giúp cho các chủ doanh nghiệp cải thiện phương pháp quản lý. Lâu dài, SWOT được áp dụng vào nhiều khía cạnh khác nhau chứ không chỉ riêng lĩnh vực kinh tế, điều hành doanh nghiệp nữa. Trong đó, SWOT cũng được ứng dụng vào việc phát triển con người.

>> Xem thêm: Phát triển bản thân như thế nào để trở thành người đặc biệt

Tại sao cần phân tích ma trận SWOT của bản thân?

Ma trận SWOT được ứng dụng trong rất nhiều tình huống, không chỉ áp dụng cho một người mà có thể dùng để phân tích một nhóm người nhất định. Riêng với việc phân tích SWOT bản thân, mục tiêu chính yếu là để định hướng nghề nghiệp hoặc là tạo dựng thương hiệu cá nhân.

phan-tich-ban-than-qua-mo-hinh-swot
Lợi ích mà ma trận phân tích SWOT bản thân mang lại

Phân tích SWOT bản thân giúp định hướng nghề nghiệp

Chỉ khi bạn tận dụng được tất cả những thế mạnh của bản thân thì bạn mới có thể hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Song song với điều đó, chỉ khi bạn nắm rõ những điểm yếu của bản thân mình thì bạn mới có thể ngăn chặn những điểm yếu đó ảnh hưởng đến công việc của bạn.

Trong khi, mỗi một công việc lại yêu cầu những điểm mạnh khác nhau và dễ bị tác động bởi những điểm yếu khác nhau. Việc chọn lựa nghề nghiệp theo đúng thế mạnh và hạn chế được điểm yếu vì thế lại càng trở nên quan trọng. Phân tích SWOT bản thân để thấu hiểu chính mình chính là cách để bạn chọn lựa được đúng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Phân tích bản thân qua mô hình SWOT giúp tạo dựng thương hiệu cá nhân

SWOT đơn giản là giúp bạn thấu hiểu chính mình, xác định những giá trị cốt lõi của bản thân và những nhược điểm cần được cải thiện. Mà đây lại là bước không thể thiếu mỗi khi bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân. Nói một cách khác, SWOT chính là bước định vị phong cách bản thân.

Với bước định vị này, bạn sẽ làm nổi bật được những giá trị trong thương hiệu của mình, dễ dàng thu hút được sự quan tâm, theo dõi của cộng đồng và phát triển được một thương hiệu bền vững. Để tìm hiểu rõ về phương pháp định vị bản thân trong xây dựng thương hiệu cá nhân, bạn hãy tham khảo thông tin tại bài viết được dẫn link sau đây!

>> Xem thêm: Định vị bản thân – Yếu tố then chốt khi xây dựng thương hiệu cá nhân

Cách phân tích bản thân theo mô hình SWOT

Như đã nhắc đến ở trên, SWOT là viết tắt của 4 yếu tố: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Chỉ khi thấu hiểu rõ bản thân cũng như những cơ hội và thách thức của mình thì bạn mới dễ dàng thiết lập những mục tiêu và thực hiện mục tiêu. Dưới đây là cách sử dụng phương pháp phân tích SWOT vô cùng đơn giản.

phan-tich-ma-tran-swot-cua-ban-than
4 yếu tố có trong mô hình phân tích SWOT bản thân

Strength – Tìm ra điểm mạnh của bản thân

Bước đầu tiên của khai phá giá trị bản thân chính là tự đánh giá những điểm mạnh mà bạn có. Đó có thể là những kỹ năng trong công việc, kỹ năng trong cuộc sống, bằng cấp, học vấn, thành tích, hoặc bất cứ điều gì nổi trội. Thậm chí một ngoại hình đẹp cũng có thể trở thành điểm mạnh của bản thân nếu bạn tận dụng đúng cách.

Mục đích của việc xác định điểm mạnh bản thân chính là để phát triển những thế mạnh ấy lên. Tận dụng những điểm nổi bật để tạo thành một phong cách cá nhân đầy cá tính, không đụng hàng với ai. Và quan trọng hơn là biết tận dụng điểm mạnh để làm tốt những công việc của mình, trở thành người có ích, đem lại được giá trị cho cộng đồng.

>> Xem thêm: Tại sao bạn phải định hình phong cách cá nhân nếu muốn thành công?

Weakness – Phân tích SWOT bản thân để tìm ra điểm yếu

Những điểm yếu có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc, đến những mối quan hệ và cả trải nghiệm sống của bạn. Hãy xem xem những điểm yếu đó có biến thành trở ngại của bạn không? Liệu có thể làm gì để cải thiện hoặc ngăn không cho chúng ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn hay không?

Opportunity – Vạch ra những cơ hội

Tiếp đến là tìm kiếm những cơ hội. Hãy xem xem công việc của bạn có thể phát triển thêm không? Bạn có thể tận dụng những gì để phát triển công việc đó? Nói chung, SWOT ở bước này sẽ giúp bạn khám phá ra những cơ hội tiềm ẩn, giúp bạn nhanh chóng đạt được những thành công.

Threat – Phân tích SWOT tìm ra thách thức

Và không thể thiếu những thách thức có thể cản trở công việc, sự nghiệp hoặc cuộc sống của bạn trong hiện tại và tương lai. Hãy xác định những trở ngại mà bạn đang hoặc sẽ phải đương đầu. Trở ngại đó có thể đến từ xu hướng thị trường, đến từ gia đình, những người xung quanh hoặc thậm chí là từ chính bạn. Thấu hiểu những thách thức sẽ giúp bạn tăng sự tự tin, tìm ra phương pháp để vượt qua trở ngại một cách thận trọng.

Kết

Có thể thấy, phân tích SWOT bản thân giúp bạn phát huy được tất cả mọi tài năng, thế mạnh của bản thân và tận dụng được những cơ hội ập đến cho dù là trong nghề nghiệp hay cuộc sống. Riêng với việc tạo dựng thương hiệu cá nhân, SWOT là công cụ hỗ trợ giúp cho thương hiệu được phát triển đồng nhất, bền vững.

Để được hướng dẫn sử dụng công cụ phân tích SWOT một cách chi tiết và hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo các khóa học của Vũ Diệu Thúy, một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu cá nhân. Đến với các khóa học, bạn sẽ có cơ hội khai phá bản thân, tạo dựng các mối quan hệ mới và phát triển được những giá trị cốt lõi của riêng mình!