Độ phủ sóng của thương hiệu doanh nghiệp là yếu tố quyết định thành bại trong kinh doanh. Trong đó, sức ảnh hưởng của người làm lãnh đạo cũng góp phần thúc đẩy thương hiệu của doanh nghiệp. Vậy, làm sao để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bằng chính sức mạnh thương hiệu của người lãnh đạo? Hãy cùng Vũ Diệu Thúy tìm hiểu qua bài viết sau!
1. Thương hiệu doanh nghiệp là gì?
Thương hiệu của doanh nghiệp đơn giản là những gì mà khách hàng nhìn thấy và cảm nhận được về doanh nghiệp đó. Thương hiệu này được tạo nên bởi những giá trị cốt lõi, chất lượng của sản phẩm/dịch vụ, môi trường lao động và độ uy tín của doanh nghiệp.
Thông qua cái tên, nhãn hiệu, bộ thiết kế nhận diện và những chiến lược truyền thông marketing, thương hiệu của một doanh nghiệp dễ dàng được khách hàng nhận thấy. Khi mà thương hiệu của doanh nghiệp có độ phủ sóng càng mạnh thì độ uy tín càng tăng cao.
Khi đó, khách hàng càng có khả năng mua và mua nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Nói cách khác, thương hiệu doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh.
>> Xem thêm: Thương hiệu doanh nghiệp là gì – Mối quan hệ với thương hiệu cá nhân
2. Mối quan hệ giữa thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp
Trước đây, để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, người ta phải đầu tư rất nhiều tiền bạc vào hình ảnh và các chiến dịch quảng cáo. Khi truyền thông số phát triển, mọi thứ chuyển dịch sang hình thức online, các mối quan hệ trong kinh doanh chú trọng hơn vào sự mật thiết cá nhân.
Bởi vậy, có một giai đoạn các doanh nghiệp thuê người nổi tiếng, KOL bên ngoài để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình. Các doanh nghiệp đã tận dụng thương hiệu cá nhân của những người có tầm ảnh hưởng lớn đến cộng đồng để gia tăng mức độ quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu doanh nghiệp. Đó chính là mối quan hệ mật thiết giữa thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp.
Thế nhưng, mối quan hệ này chưa dừng lại ở đó. Các doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao hơn nữa không chỉ nhờ vào các KOL thuê bên ngoài. Có một người còn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nữa đối với việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Đó chính là người làm lãnh đạo của doanh nghiệp đó.
>> Xem thêm: Khám phá mối quan hệ giữa thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp
3. Cách xây dựng thương hiệu doanh nghiệp bằng thương hiệu cá nhân lãnh đạo
Người làm lãnh đạo chính là nhân tố mang lại sức mạnh cho thương hiệu của doanh nghiệp. Tại sao phải tốn chi phí đi thuê KOL ở ngoài để làm thương hiệu cho mình? Trong khi chính người làm lãnh đạo đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng và các khách hàng tiềm năng?
Để dùng thương hiệu cá nhân lãnh đạo quảng bá cho thương hiệu của doanh nghiệp, bạn cần chú trọng vào 3 yếu tố sau:
3.1. Định vị giá trị thương hiệu cho cả lãnh đạo và doanh nghiệp
Định vị giá trị thương hiệu của doanh nghiệp là xác định rõ giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh. Còn định vị giá trị cho người lãnh đạo là xác định phong cách, diện mạo, kỹ năng, ứng xử,… Doanh nghiệp phải thể hiện được sự chuyên nghiệp, uy tín. Còn người lãnh đạo phải toát lên phong thái doanh nhân.
Chỉ khi xác định rõ được những giá trị thương hiệu này thì mới có thể tạo dựng nền tảng để xây dựng lên những chiến lược tiềm năng. Mục đích cuối cùng là xây dựng thương hiệu doanh nghiệp một cách có bài bản và có hiệu quả.
>> Xem thêm: Định vị thương hiệu là gì? Tại sao phải định vị thương hiệu cá nhân?
3.2. Đảm bảo sự đồng nhất trong hệ giá trị
Sau khi đã xác định giá trị thương hiệu, cần cân nhắc đến sự tương đồng giữa hình tượng của người làm lãnh đạo với những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đó. Người làm lãnh đạo giống như bộ mặt của doanh nghiệp. Và doanh nghiệp cũng giống như bệ đỡ của người làm lãnh đạo. Chỉ khi hệ giá trị của cả hai đồng nhất thì mới có thể nâng cấp được cho nhau.
3.3. Làm truyền thông thương hiệu cho cả doanh nghiệp và lãnh đạo
Cuối cùng, không thể bỏ qua bước truyền thông marketing thương hiệu. Nếu như xây dựng thương hiệu doanh nghiệp theo cách cũ thì phải đầu tư rất nhiều tiền bạc vào marketing. Còn khi tận dụng thương hiệu cá nhân của người lãnh đạo thì chi phí marketing này sẽ được tối giản.
Dù vậy, vẫn cần cùng lúc xây dựng và phát triển thương hiệu cho cả hai đối tượng. Vì chỉ khi cả doanh nghiệp và lãnh đạo cùng phát triển thương hiệu thì mới đạt được những hiệu quả nổi bật hơn.
Đương nhiên việc đầu tư vào phát triển thương hiệu cá nhân cho người làm lãnh đạo sẽ không tốn kém nhiều chi phí như khi chỉ tập trung làm thương hiệu cho doanh nghiệp. Bởi bản thân người làm lãnh đạo đã có sẵn những giá trị và tiềm lực mạnh mẽ có thể khai thác triệt để rồi. Các chiến lược truyền thông marketing chỉ là công cụ để giải phóng những tiềm lực đó mà thôi.
>> Xem thêm: Cách xây dựng và phát triển thương hiệu cá nhân lãnh đạo doanh nghiệp
Bài viết trên đây đã giúp bạn làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa thương hiệu của người làm lãnh đạo và thương hiệu của cả một doanh nghiệp. Để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt được hiệu quả tốt, nên tận dụng sức mạnh thương hiệu của người lãnh đạo. Bạn có thể tham gia khóa học của Vũ Diệu Thúy để được chia sẻ rõ hơn về phương pháp tạo dựng thương hiệu cá nhân cho người lãnh đạo doanh nghiệp. Đây cũng sẽ là cơ hội để bạn mở rộng mối quan hệ và phát triển tư duy cho mình!